Câu hỏi dường như khó trả lời đối với hầu hết chúng ta. Nhiều người luôn thắc mắc tại sao những chiếc Card đồ họa dòng Quadro sử dụng nhân GPU mã GM204 như Quadro M5000M lại có giá chênh lệch hơn so với các dòng Geforce GTX 970M/980M mặc dù cùng nhân đồ họa.
Một số khác lại thắc mắc “Vậy chúng khác nhau thế nào?” hoặc “Sao chúng ta không dùng Quadro M5000M cho Laptop Gaming hoặc ngược lại GTX 970M/980M cho Laptop WorkStation?”. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới.
Card Quadro được thiết kế cho các ứng dụng chuyên nghiệp, đưa vào phần cứng các thuật toán để xử lý các chức năng thường gặp trong các phần mềm chuyên nghiệp để cải thiện hiệu năng (vì tốc độ xử lý phần cứng nhanh hơn tốc độ xử lý trên phần mềm rất nhiều). Nhưng cũng vì vậy card Quadro thường bị nhồi nhét quá nhiều các xử lý phần cứng làm cho giá thành nó tăng lên rất nhanh, nó khác với nhân đồ họa của các dòng Geforce vốn được thiết kế để có công năng rất đa dạng, làm nhiều loại nhiệm vụ mà không chuyên biệt cho bất kỳ tác vụ nào.
Card đồ họa Nvidia Quadro 5000M trên Laptop
Chẳng hạn như bạn vẫn có thể sử dụng card đồ họa dòng Geforce để chơi game lẫn thay thế Quadro làm các tác vụ chuyên biệt. Tuy nhiên, để nghiêm túc trong việc khai thác hiệu năng xử lý mạnh mẽ nhằm phục vụ các ứng dụng chuyên nghiệp - ở đây có thể ví dụ như các ứng dụng đồ họa, dựng 3D hoặc dựng phim yêu cầu hiệu năng xử lý mạnh - thì với dòng Geforce vốn được thiết kế không thiêng cho bất kỳ mục đích nào, chỉ cần nhanh là được, giống như game chẳng hạn.
Quadro hơn Geforce những gì?
Việc cải thiện hiệu năng của các dòng Card Quadro nhằm vào tối ưu sử dụng tài nguyên phần cứng đắt đỏ, sử dụng tài nguyên thông minh hơn. Trong khi card Gef vì không nhắm vào một đối tượng phần mềm cụ thể nào nên nó chỉ có cách duy nhất cải thiện hiệu năng là tăng tốc độ xử lý của GPU, tăng thêm RAM, ngốn điện hơn, nóng hơn và để đảm bảo giá thành không đội lên quá cao nên chất lượng và tuổi thọ linh kiện cũng tương đối.
Nvidia Geforce GTX 980M trên mẫu Clevo
Chẳng hạn có thể liệt kê một số ứng dụng chỉ có trên dòng Quadro nhằm khai thác hết sức mạnh của nhân kiến trúc CUDA
- Tăng tốc dựng hình đồ họa 3D
- Mô phỏng vật lý
- Mô phỏng phân tích y tế
- Tính toán phân phối
- Tăng tốc chuyển đổi định dạng video
- Mô phỏng phân tử động
- Sinh học máy tính
CUDA là một nền tảng điện toán và ứng dụng giao diện lập trình song song (API) mô hình được tạo ra bởi NVIDIA. Nó cho phép các nhà phát triển phần mềm để sử dụng một đơn vị xử lý đồ họa CUDA-enabled (GPU) để xử lý mục đích chung - cũng cách tiếp cận gọi là GPGPU. Điểm khác biệt chính trong phần cứng của hai loại card làm cho giá của hai loại này khác biệt nhau đó là Card Quadro được thiết kế và kiểm tra hàng ngàn giờ làm việc với các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp để tối ưu hóa, ngoài ra còn cung cấp thêm các công cụ hữu ích cho công việc chuyên nghiệp.
Chip Quadro của phiên bản PC để bàn
Điểm khác biệt dễ nhận biết giữa Quadro và Geforce
Tính năng khử răng cưa cho các đường thẳng và điểm
Card Quadro hỗ trợ tính năng khử răng cưa ngay từ phần cứng. trong khi card Geforce với mục đích chủ yếu là gaming thì không hỗ trợ tính năng này. Vì được xử lý từ phần cứng nên khi so sánh với dòng Geforce thông thường, tính năng này giúp tăng tốc đáng kể quá trình hiển thị các khung dây trong màn hình thao tác của các phần mềm thiết kế kĩ thuật và mỹ thuật.
Thuật toán logic
GPU của các dòng Quadro được hỗ trợ các thuật toán logic của OpenGL ngay từ phần cứng. Cải thiện hiệu năng, tốc độ xử lý đáng kể nếu so với các dòng Geforce vốn chỉ được hỗ trợ Engine của OpenGL - tức phải cài đặt thêm thông qua ứng dụng thứ 3 hoặc Driver - chứ không phải phần cứng.
Clip plane
Đây là một tính năng hữu ích cho những bạn thường sử dụng phần mềm vẽ 3D như AutoCAD khi sử dụng các dòng Card Quadro hỗ trợ tăng tốc từ phần cứng đối với tính năng Clip Plane. Đây là tính năng trong các chương trình CAD chuyên nghiệp, cho phép người dùng định nghĩa một mặt cắt để cắt vật thể ra và nhìn vào bên trong cơ cấu của nó.
Quản lý và tối ưu hóa sử dụng bộ nhớ RAM
Card Quadro quản lý bộ nhớ và chia sẻ bộ nhớ giữa phần mềm làm việc hiện hành và các ứng dụng khác hiệu quả hơn so với các dòng Geforce thường quản lý 1 soft duy nhất là game đang chơi ở full màn hình nên không cần phải tối ưu tính năng chia sẻ tài nguyên bộ nhớ.
Cấu trúc của Geforce sử dụng một loại bộ nhớ chia sẻ chung có tốc độ cao chuyên dụng gọi là Unified Memory Architecture (UMA). Cơ chế quản lý bộ nhớ UMA giúp sử dụng bộ nhớ hiệu quả hơn (khi một bộ đệm không sử dụng hết bộ nhớ thì rõ ràng phần bộ nhớ còn thừa sẽ dùng cho bộ đệm khác chứ không để lãng phí và không dùng đến)và giúp tránh hiện tượng sụt giảm nghiêm trọng hiệu năng sử dụng cũng như bị out chương trình do quá tải bộ nhớ đồ họa (có thể xảy đến với card consumer).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét